Ngành thiết bị điện
Với thị trường trong nước, theo quy định Số 48/2008/QĐ-BCT của Bộ Công Thương, trong giai đoạn từ năm 2015 – 2025, ngành sản xuất thiết bị điện sẽ phải đầu tư và phát triển để đáp ứng 70% nhu cầu trong nước về những thiết bị đường dây, trạm biến áp; 55% nhu cầu về động cơ điện và một số loại máy phát điện thông dụng. Cũng theo kế hoạch, vào năm 2025, các sản phẩm trong nước có thể cung cấp trọn bộ thiết bị điện cho các công trình đường dây điện, trạm biến áp,… Với các kế hoạch mà Chính phủ đã đề xuất ở trên, đây quả thật là một cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp trong ngành sản xuất thiết bị điện.
Với kỳ vọng phát triển như vậy, ngành sản xuất thiết bị điện hứa hẹn sẽ có nhiều bước phát triển.
Tiềm năng chuyển đổi số
Lĩnh vực thiết bị điện là một lĩnh vực tiềm năng chuyển đổi số bởi những lý dó sau:
- Thiết bị chuẩn hóa theo tiêu chuẩn
- Số lượng sản xuất lớn
- Tự động hóa cao
Với những lợi thế đó, các doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện có nhiều cơ sở để thực hiện chuyển đổi số
Các bài toán mà doanh nghiệp thiết bị điện cần giải
Quản lý kho
Với đặc thù là ngành có dạnh mục nguyên vật liệu, hàng hóa lớn, quy cách hàng hóa phức tạp, cấu trúc sản phẩm và BOM phức tạp, quy trình quản lý kho chưa hiệu quả.
Với hệ thống ERP, doanh nghiệp sẽ luôn nắm bắt được tình trạng tồn kho sản xuất, không lo thiếu hụt hàng cho sản xuất.
Phần mềm hỗ trợ quản lý bằng barcode, số lot/serie, quản lý theo thời hạn sử dụng, vị trí trong kho, đặc điểm truy xuất.
Quản lý sản xuất
Sản phẩm được sản xuất với hàng trăm công đoạn phức tạp kéo theo đó doanh nghiệp phải quản lý cấu trúc sản phẩm và nhiều phiên bản BOM của từng mã hàng. Ứng với từng SKU sẽ có nhiều linh kiện cấu thành riêng, vậy doanh nghiệp đang quản lý hàng chục hay hàng trăm nghìn số lượng lĩnh kiện này hàng ngày.
Hay tốc độ đổi mẫu mã khá nhanh theo dự án hoặc xu hướng thị trường khiến doanh nghiệp phải giải quyết bài toán tồn kho, thiết lập quy trình sản xuất và bộ định mức BOM
mới.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất theo dự án thì kế hoạch sản xuất luôn được chú trọng bởi độ phức tạp của công đoạn này là không hề nhỏ.
Tích hợp kết nối thông tin giữa các bộ phận
Doanh nghiệp cần kết nối, tích hợp và kế thừa thông tin của tất cả các bộ phận và nghiệp vụ từ hoạch định, kiểm soát sản xuất tinh toán giá thành; quản lý sản xuất, quản lý bản hàng, mua hàng, nhân sự, tính lương, kho bãi, kế toán.....
Sự kết nối cần được thể hiện toàn diện trên một nền tảng duy nhất. Điều này giúp mọi nguồn lực trong doanh nghiệp được trực quan hóa, minh bạch hóa, tạo nên sự linh hoạt trong quản lý và vận hành.
Quản lý nhiều BOM phức tạp
Quản lý Bill of Materials (BOM) là một phần quan trọng trong quy trình sản xuất thiết bị điện. RunERP cho phép doanh nghiệp quản lý nhiều phiên bản BOM với các công đoạn sản xuất phức tạp.
Hệ thống cho phép tạo và quản lý các phiên bản BOM cho từng sản phẩm. Điều này đặc biệt hữu ích khi sản phẩm có nhiều biến thể hoặc yêu cầu sản xuất đặc biệt. RunERP cung cấp khả năng lựa chọn quy trình sản xuất, công đoạn sản xuất cho từng nguyên liệu và bán thành phẩm, đồng thời cho phép định mức nguyên liệu cần thiết và tính toán chi phi sản xuất.