Giải pháp ERP cho ngành nhựa

Sản xuất nhựa là một trong những ngành công nghiệp phụ trợ mũi nhọn của Việt Nam trong những năm vừa qua. Một giải pháp phù hợp với các doanh nghiệp đang trên đà lớn mạnh sẽ góp phần giúp doanh nghiệp vững bước tới tương lai

Contact Us

Nguồn: VPA

Ngành nhựa và những con số

Theo Tổng cục Thống kê, ngành nhựa hiện có gần 4.000 doanh nghiệp trên cả nước, trong đó 90% là doanh nghiệp nhỏ và vừa, tập trung chủ yếu tại khu vực phía Nam. Tổng doanh thu ngành nhựa đã đạt trên 25 tỷ USD, trong đó xuất khẩu chiếm 22%.


Các doanh nghiệp nhựa Việt Nam có thể sản xuất đầy đủ các chủng loại sản phẩm nhựa phục vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Đến nay, sản phẩm nhựa Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 160 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới và có mặt khắp các thị trường khó tính như Mỹ, Đức, Pháp, Anh, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha, Nhật, Úc…


Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tăng trưởng đều qua các năm từ 3 tỷ USD trong năm 2018 lên đến 5,5 tỷ USD năm 2022, với mức tăng trưởng trung bình từ 12 - 20%.

Chuyển đổi số là bài toán bức thiết với các doanh nghiệp ngành nhựa.

Khó khăn và thách thức

70% nguyên liệu vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu. Biến động thị trường và các yếu tố khác ảnh hưởng đến giá nguyên liệu đầu vào gây khó khăn và thiếu chủ động cho doanh nghiệp.

Nhiều đối thủ cạnh tranh đến từ các thị trường như Ấn Độ, Trung Quốc

Các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường yêu cầu các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng, quy trình, thiết bị để đáp ứng được các thị trường khó tính.

Song song với khó khăn, thách thức, ngành nhựa cũng có nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới. Để chuyển mình đáp ứng được thay đổi của thời đại, các doanh nghiệp ngành nhựa đã bắt đầu quan tâm đến chuyển đổi số hoạt động sản xuất và kinh doanh.


Giải pháp ERP cho ngành nhựa

Bài toán cần giải

  • Dữ liệu của các bộ phận rời rạc, thiếu tính liên kết
  • Thời gian chờ đợi giữa các bộ phận lâu, thiếu đồng bộ thông tin
  • Không thể truy cứu lịch sử sản xuất, vòng đời sản phẩm
  • Khó khăn trong kiểm tra chất lượng
  • Khó khăn trong quản lý khách hàng và kênh phân phối

Các chức năng của hệ thống ERP

Quản lý chăm sóc khách hàng

 Nắm rõ toàn bộ các cơ hội bán hàng, chăm sóc và theo dõi các hoạt động của nhân viên kinh doanh.

Quản lý sản xuất

Số lượng đầu sản phẩm lớn, nhiều định mức sản xuất khác nhau, module quản lý sản xuất của RunERP sẽ giúp hệ thống đồng bộ một yêu cầu sản xuất từ đầu đến cuối công đoạn.

Quản lý mua hàng

Giúp bộ phận mua hàng tiết kiệm thời gian trong việc so sánh các báo giá, chủ động đặt hàng cho sản xuất

Quản lý tồn kho

Quản lý tồn kho thông qua các công cụ quản lý bằng barcode, các quy tắc tái đặt hàng, quy tắc lưu kho nhằm giảm thao tác thủ công, hạn chế sai sót

Kế toán

Nắm bắt các thông số về sức khỏe tài chính của doanh nghiệp để đưa ra các quyết sách phù hợp. Tự động hóa các thao tác nhập liệu thủ công, tiết kiệm thời gian.

Dự án thành công

Trước kia, dữ liệu của các bộ phận thuộc khối nhà máy như kế hoạch sản xuất, quy trình, bảo trì, tồn kho,… hầu hết được lưu trữ dưới dạng các tệp Excel một các riêng lẻ hay được lưu trữ thủ công trên giấy gây khó khăn cho việc quản lý, tìm kiếm. Sau khi triển khai hệ thống ERP, tất cả dữ liệu, ghi chép, tạo lệnh hay ghi nhận kết quả sản xuất sẽ được tích hợp trên ERP. Chỉ với 1 cú nhấp chuột, toàn bộ thông tin sẽ được hiển thị một cách tổng quát và trực quan giúp cho nhân sự sản xuất hay người quản lý tiết kiệm thời gian đáng kể trong việc vận hành và giám sát.

Xem thêm

Liên hệ chúng tôi