CÁC PHÂN HỆ CHÍNH CỦA MỘT HỆ THỐNG ERP

April 26, 2024 by
Phuong Anh
| No comments yet

📞 0962 6363 05

🌎 https://runerp.vn/

📍 Số 1 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội 

RUN ERP - GMO-Z.com RUNSYSTEM 

--------------------------- 

📞 0962 6363 05

🌎 https://runerp.vn/

📍 Số 1 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội 

RUN ERP - GMO-Z.com RUNSYSTEM 

--------------------------- 

📞 0962 6363 05

🌎 https://runerp.vn/

📍 Số 1 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội 

GMO-Z.com RUNSYSTEM RUN ERP - 

Một hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning) thường bao gồm nhiều phân hệ (module) để quản lý các hoạt động kinh doanh khác nhau. Dựa trên nhu cầu và quy mô của công ty, mức độ phức tạp và các tính năng của phân hệ ERP có thể khác nhau. 

Dưới đây là một số module phổ biến trong hệ thống ERP mà bạn cần biết: 


1. Quản lý Tài chính kế toán (ACC):

Quản lý Tài chính kế toán là một trong những phân hệ quan trọng nhất trong hệ thống ERP, giúp doanh nghiệp quản lý và kiểm soát tài chính một cách toàn diện. Đây là nơi quản lý và theo dõi nguồn vốn, dòng tiền, thuế, công nợ phải thu, công nợ phải trả và các hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp. Với vai trò quan trọng như vậy, việc áp dụng chuyển đổi số vào phân hệ này là một bước đi cần thiết cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Áp dụng chuyển đổi số vào phân hệ Tài chính kế toán trong ERP giúp tối ưu hóa quy trình kế toán, tiết kiệm thời gian và công sức cho người dùng, tăng cường kiểm soát và quản lý tài chính toàn diện của doanh nghiệp, đồng thời cung cấp các báo cáo và thông tin để hỗ trợ quyết định kinh doanh và tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến tài chính - kế toán.

                                                                                                                                                                   

2. Quản lý Mua hàng (PO):

Quản lý Mua hàng trong phần mềm ERP là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình mua sắm hàng hóa cũng như quản lý hợp đồng và đơn hàng mua. Sử dụng phân hệ này không chỉ giúp quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp mà còn tối ưu hóa quy trình mua hàng, giúp các phòng ban khác trong doanh nghiệp có thể kiểm soát và lập kế hoạch phân bổ nguồn lực một cách hợp lý để giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất và kinh doanh.

Việc giám sát được toàn bộ quá trình mua hàng, từ đặt hàng cho đến khi hàng được giao tới kho còn giúp tăng tính minh bạch và chính xác trong các hoạt động mua hàng. Điều này giúp doanh nghiệp áp dụng các chiến lược phân phối và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả, đồng thời giải quyết các vấn đề phát sinh kịp thời.

Hình ảnh màn hình các đơn mua hàng


3. Quản lý Sản xuất (MANU):

Đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất, chế tạo hay lắp ráp thì phân hệ Quản lý Sản xuất là một phần không thể thiếu trong hệ thống ERP. Phân hệ này đảm nhận các chức năng quan trọng như lập kế hoạch và thiết lập quy trình sản xuất, lệnh sản xuất, quản lý định mức nguyên vật liệu, phân bổ khu vực sản xuất, đảm bảo rằng doanh nghiệp có đủ nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất theo kế hoạch.

Giải pháp quản lý sản xuất giúp tối ưu quy trình sản xuất, quản lý dữ liệu sản xuất theo thời gian thực, nâng cao năng suất nhờ quy trình liền mạch, thống nhất và được tự động hóa. Điều này giúp doanh nghiệp theo dõi và kiểm soát quá trình sản xuất để đảm bảo tiến độ hoàn thành đúng theo kế hoạch, từ đó hỗ trợ người dùng trong việc ra quyết định sản xuất nhanh chóng, chính xác và dễ dàng

Hình ảnh kế hoạch sản xuất theo ngày

4. Quản lý Kho (INV):

Phân hệ Quản lý Kho trong hệ thống ERP đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và kiểm soát hoạt động (nhập/xuất/điều chuyển) hàng hóa, kho hàng, tồn kho... Phân hệ này đảm nhận các chức năng quan trọng như lưu trữ và cập nhật thông tin thực tế về số lượng, mã hàng, vị trí và đơn vị lưu kho cho từng loại hàng hóa cụ thể. Từ đó, cũng giúp quản lý hàng hóa, tồn kho hiệu quả và giảm thiểu chi phí lưu kho, tối ưu trong vận chuyển và phân phối hàng hóa.

Phân hệ Quản lý Kho cung cấp nhiều tính năng quan trọng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quản lý kho và kiểm soát hàng tồn kho. Nổi bật như việc lập kế hoạch dự trữ hàng hóa, ghi nhận và theo dõi nhập xuất kho, theo dõi số lượng và giá trị hàng tồn kho, phân loại hàng hóa, phân tích dữ liệu và tối ưu hóa hàng tồn kho, cung cấp thông tin thống kê và tạo các báo cáo cần thiết.

Quản lý hàng tồn kho theo thời gian thực

5. Quản lý Bán hàng (SALES):

Phân hệ Quản lý Bán hàng là một nền tảng quan trọng trong hệ thống ERP, giúp doanh nghiệp quản lý đơn hàng bán một cách hiệu quả và cải thiện trải nghiệm khách hàng. 

Phân hệ này đảm nhận các chức năng chính như quản lý đơn bán hàng, quản lý bảng giá và chính sách giá, hợp đồng, phân tích và báo giá, xử lý yêu cầu mua hàng, chấp nhận đơn hàng, xuất hóa đơn và theo dõi trạng thái của các đơn hàng. 

Từ đó giúp tối ưu hóa doanh số bán hàng, cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng tỷ lệ giao hàng đúng hạn cũng như cung cấp thông tin quan trọng để ra quyết định kinh doanh.


Trang tổng quan bán hàng với các thông tin chi tiết về tên sản phẩm, số lượng, đơn giá, thời gian giao hàng, địa chỉ thanh toán và giao hàng...

6. Quản lý Quan hệ khách hàng (CRM):

Phân hệ Quản lý Quan hệ khách hàng (CRM - Customer Relationship Management) chịu trách nhiệm quản lý dữ liệu khách hàng, tạo điều kiện để doanh nghiệp tối ưu hóa chăm sóc và tương tác với khách hàng.

Phân hệ này chia khách hàng thành các phân khúc như cơ hội, tiềm năng giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận hơn… cũng như lưu trữ mọi thông tin liên quan đến khách hàng như lịch sử liên lạc, cuộc gọi, email trao đổi, tin nhắn, cuộc họp, lịch sử mua hàng, thời hạn hợp đồng và nhiều thông tin khác. Điều này giúp các phòng ban dễ dàng truy cập thông tin cần thiết khi làm việc với khách hàng, từ đó nâng cao hiệu suất bán hàng và thiết lập mối quan hệ tích cực với khách hàng. Hơn thế, phân hệ CRM còn có thể tạo các báo cáo về quan hệ khách hàng, doanh số, phân tích sự tương tác với khách hàng, lí do thành công/thất bại khi bán hàng…

Mô tả cơ hội bán hàng chia theo các giai đoạn: Mới, Đã xác thực...

7. Quản lý Nhân sự tiền lương (HRM):

Phân hệ Quản lý Nhân sự tiền lương (HRM - Human Resource Management) chịu trách nhiệm quản lý và lưu trữ các dữ liệu về nhân viên của doanh nghiệp như hồ sơ nhân sự, hợp đồng lao động, mô tả công việc, phúc lợi... Cũng như là công cụ đánh giá hiệu suất, chấm công, tính lương, báo cáo làm thêm giờ, nghỉ phép và nhiều thông tin khác.

Các chức năng chính của phân hệ HRM có thể kể tới như:

-          Quản lý hồ sơ nhân sự: Lưu trữ và quản lý thông tin cá nhân, hồ sơ công việc, kỹ năng và thông tin liên quan về nhân viên một cách dễ dàng.

-          Quản lý tuyển dụng: Tự động hóa quy trình tuyển dụng từ việc đăng tin tuyển dụng, phỏng vấn, đánh giá và chấp nhận hồ sơ.

-          Quản lý nghỉ phép nhân viên: cho phép đăng ký nghỉ phép, quản lý và tính toán số ngày phép còn lại

-          Quản lý chấm công và lương: Tính toán chính xác giờ làm việc, tính lương thưởng và quản lý chấm công theo dự án hoặc theo thời gian làm việc.

-          Đào tạo và đánh giá nhân viên: Quản lý, theo dõi và đánh giá quá trình đào tạo và phát triển nhân viên để nâng cao kỹ năng và hiệu suất làm việc.

-          Hệ thống báo cáo và phân tích: Cung cấp báo cáo tự động và công cụ phân tích dữ liệu để giúp quản lý hiểu rõ hơn về hiệu suất lao động và tiềm năng phát triển.

Phân hệ HRM trong ERP được thiết kế để tổng hợp và lưu trữ thông tin nhân viên một cách khoa học, giúp loại bỏ dữ liệu trùng lặp và không chính xác. Điều này cải thiện hiệu quả quản trị và đảm bảo tính chính xác của dữ liệu nhân viên.

Màn hình hiển thị tổng quan thông tin nhân sự theo phòng ban. Nhân sự với thông tin về tên, email, số điện thoại, vị trí công việc...

Trên đây là những phân hệ cơ bản khi nhắc tới ERP, mỗi phân hệ đảm nhiệm những chức năng cụ thể với hoạt động của các phòng ban tương ứng. Bằng cách tích hợp các phân hệ trên, hệ thống ERP cung cấp một nền tảng toàn diện giúp doanh nghiệp quản lý các hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả và linh hoạt.


Tùy vào nhu cầu của mỗi doanh nghiệp mà số phân hệ triển khai trong 1 phần mềm ERP cũng sẽ khác nhau. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể dễ dàng yêu cầu tùy chỉnh lại phần mềm ERP sao cho phù hợp với nhu cầu của mình. Với RUN ERP, chúng tôi cung cấp phần mềm "may đo" theo yêu cầu đặc biệt của khách hàng, vì vậy nếu doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu sử dụng ERP, đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.


☎ Liên hệ ngay RUN ERP để được tư vấn giải pháp phù hợp nhất!

---------------------------

RUN ERP - GMO-Z.com RUNSYSTEM

📍 Số 1 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội

🌎 https://runerp.vn/

📞 0962 6363 05


Phuong Anh April 26, 2024
Share this post
Tags
Archive
Sign in to leave a comment